Điện từ lâu đã không còn xa lạ với công dân trên toàn thế giới. Hằng ngày, hàng giờ, không ai là không sử dụng đến nguồn điện từ các hộ gia đình nhỏ lẻ đến các đơn vị sản xuất lớn. Nhưng không phải ai cũng hiểu và nắm rõ bản chất về điện, Điện là gì? Điện được sinh ra như nào Hãy cùng Điện nước Trường Phúc tìm hiểu về điện dưới bài viết sau nhé.
Điện năng được định nghĩa như thế nào?
Điện là một khái niệm tổng quát dùng để chỉ các hiện tượng mà nguyên nhân là do các điện tích đứng yên hay chuyển động cũng như điện trường và từ trường do chúng tạo nên. Các điện tích có điện tích âm (như là electron, còn gọi là điện tử), và dương (như là proton và các ion dương). Các hạt tích điện cùng dấu thì đẩy nhau, khác dấu hút nhau, các lực tương ứng là lực đẩy và lực hút.
Điện được tạo ra như thế nào?
Về cơ bản, điện được sản xuất khi năng lượng cơ học được khai thác và sử dụng để quay tuabin
Năng lượng cơ học để quay tuabin có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm: nguồn nước, nguồn gió, nguồn nhiệt được tạo ra bằng cách đốt các nhiên liệu hóa thạch (ví dụ như: than đá,…) hoặc bởi phản ứng hạt nhân.
Quy trình phát điện cho người tiêu dùng:
- Sản xuất điện
- Truyền tải (di chuyển điện qua các đường dây cao thế từ các nhà máy phát điện đến cộng đồng).
- Phân phối (cung cấp điện cho khách hàng cá nhân).
Con người sản xuất điện như thế nào?
Có rất nhiều cách để tạo ra điện, tùy từng vị trí địa lý, khí hậu, khoáng sản,… mà con người có nhiều cách sản xuất điện khác nhau:
Sản xuất điện từ nước (Thủy điện)
Năng lượng thủy điện (còn được gọi là thủy điện), là một dạng năng lượng khai thác sức mạnh của nước trong chuyển động, chẳng hạn như nước chảy qua thác để tạo ra điện. Người ta đã sử dụng năng lượng thủy điện trong nhiều thiên niên kỷ. Hơn hai nghìn năm trước, người dân ở Hy Lạp đã sử dụng dòng nước chảy qua bánh xe nước của họ để nghiền bột mì.
Thủy điện sử dụng sức mạnh dòng chảy của nước để tạo ra điện. Đây là một nguồn tài nguyên sạch và có thể tái tạo được. Do khả năng lưu trữ và hoạt động linh hoạt nên có thể phụ thuộc và sản xuất điện năng từ thủy điện liên tục.
Năng lượng thủy điện là nguồn điện tái tạo được sử dụng phổ biến nhất. Trung Quốc là nhà sản xuất thủy điện lớn nhất. Các nhà sản xuất thủy điện hàng đầu khác trên khắp thế giới bao gồm Hoa Kỳ, Brazil, Canada, Ấn Độ và Nga. Khoảng 71% tổng số điện tái tạo được tạo ra trên Trái đất là từ thủy điện.
Đập Tam Hiệp ở Trung Quốc, giữ lại sông Dương Tử, là đập thủy điện lớn nhất thế giới, về sản xuất điện. Con đập dài 2.335 mét (7.660 feet) và cao 185 mét (607 feet), và có đủ máy phát điện để sản xuất 22.500 megawatt điện.
Theo tính toán lý thuyết, tổng công suất thủy điện của nước ta vào khoảng 35.000MW, trong đó 60% tập trung tại miền Bắc, 27% phân bố ở miền Trung và 13% thuộc khu vực miền Nam
Sản xuất điện nguyên tử (Năng lượng hạt nhân)
Năng lượng hạt nhân đến từ quá trình phân hạch hạt nhân tạo ra nhiệt, được sử dụng để tạo ra hơi nước làm quay các tuabin để tạo ra điện.
Tại Việt Nam, dự án điện hạt nhân Ninh Thuận bao gồm hai nhà máy 1 và 2 được dự tính xây dựng cho đến năm 2016 tại tỉnh Ninh Thuận, Việt Nam với tổng công suất trên 4.000 MW. Theo quy hoạch phát triển điện lực quốc gia, hai dự án sẽ được khởi công vào năm 2020 chậm hơn 6 năm dự kiến.
Sau thảm họa phóng xạ tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima năm 2011 tại Nhật Bản do động đất và sóng thần, dự án sau đó phải lùi địa điểm đã chọn vào đất liền sâu hơn, công trình được nâng lên để bảo đảm an toàn.
Tổng mức đầu tư dự toán khoảng 200.000 tỷ đồng tại thời điểm cuối năm 2008. Trong đó Nga đồng ý cho Việt Nam vay 10,5 tỷ USD, Nhật cho vay nguồn vốn ODA làm điện hạt nhân. Đến tháng 11/2016, Quốc hội đã biểu quyết dừng thực hiện dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại tỉnh Ninh Thuận vì lý do kinh tế.
Sản xuất điện từ than (Nhiệt điện)
Than là một nguồn năng lượng dồi dào và rẻ tiền với một lịch sử lâu dài. Nó cung cấp 40% điện năng của thế giới.
Tại nước ta: Nhiệt điện từ than đá có khoảng 26 nhà máy hoạt động từ năm 1981 tới nay đa số tập trung tại khu vực miền Bắc với một số các nhà máy điện nổi tiếng: Na Dương, Phả Lại 1, Phả Lại 2, Cao Ngạn,…..
Sản xuất điện từ khí tự nhiên
Khí tự nhiên, nhiên liệu hóa thạch được tìm thấy trong các hồ chứa dưới lòng đất, thải ra khoảng một nửa lượng khí thải carbon của than khi được sử dụng để sản xuất điện.
Sản xuất điện sinh khối (Năng lượng sinh khối)
Đốt các vật liệu hữu cơ tạo ra hơi nước áp suất cao điều khiển một máy phát tuabin để tạo ra điện. Hơi nước được chiết xuất từ nhà máy điện cũng có thể được đưa vào sử dụng.
Sản xuất điện từ gió (năng lượng gió)
Tua bin thu được động năng từ gió và chuyển đổi thành điện năng. Lượng năng lượng được xác định bởi tốc độ của gió.Gió là một nguồn năng lượng tái tạo có tác động tương đối ít đến khu vực xung quanh, ngoài những lo ngại về thẩm mỹ và tiếng ồn.
Sản xuất điện đồng phát (Đồng phát nhiệt điện):
Đồng phát là khi nhiệt thải từ phát điện được thu hồi và sử dụng cho các ứng dụng, chẳng hạn như sưởi ấm không gian và làm mát, sưởi ấm nước và nhiệt quá trình công nghiệp.
Sản xuất điện mặt trời (Năng lượng mặt trời – Quang điện)
Hai công nghệ khai thác năng lượng mặt trời. Quang điện mặt trời chuyển đổi ánh sáng mặt trời thành dòng điện trực tiếp sử dụng chất bán dẫn, trong khi nhiệt mặt trời sử dụng nhiệt của mặt trời.
Sản xuất điện từ thủy triều (Năng lượng thủy triều)
Năng lượng thủy triều được tạo ra khi thủy triều xoay tua bin ngập nước. Năng lượng kết quả được chuyển đổi thành điện. Tua bin thủy triều kết nối lưới đầu tiên của Bắc Mỹ là ở Nova Scotia.
Sản xuất điện địa nhiệt (Năng lượng địa nhiệt)
Năng lượng địa nhiệt sử dụng nhiệt bên trong của vỏ Trái đất để sản xuất điện. Sản xuất địa nhiệt tập trung ở các khu vực có hoạt động núi lửa và kiến tạo.
Hy vọng rằng, bài viết vừa rồi của Điện nước Trường Phúc đã cung cấp thông tin hữu ích cho các bạn về điện và những nguồn sản sinh ra điện. Cám ơn các bạn đã theo dõi bài viết, chúc các bạn một ngày học tập và làm việc hiệu quả!
Xem thêm: